Ramadan

Tôi có một anh bạn thân, vốn là người không theo đạo (vô thần) nhưng lại rất thích tìm hiểu về các tôn giáo và phong tục tập quán khác nhau. Anh bạn tôi có quen một gia đình theo đạo Hồi, đã sinh sống ở Việt Nam khá lâu.

Hồi giáo là tôn giáo có số người theo đạo lớn thứ hai trên thế giới, chỉ sau Thiên Chúa giáo, với 1,9 tỷ người theo đạo. Người theo đạo Hồi thường là những người sùng đạo và tuân theo những phong tục và luật lệ khắt khe, ví dụ như cầu nguyện 5 lần một ngày, không uống nước có cồn (bia, rượu), không ăn thịt lợn và chỉ ăn thịt Halal (thịt được giết mổ theo nghi thức của đạo Hồi). Nhưng có lẽ điều khắt khe nhất chính là việc nhịn ăn, uống và hút thuốc (fasting) trong tháng lễ Ramadan, tháng lễ linh thiêng nhất đối với các tín đồ Hồi giáo.

Đọc tiếp “Ramadan”

Sức mạnh của ‘Routine’

Routine nghĩa là những gì ta lặp đi lặp lại mỗi ngày. Nó không phải chỉ là thói quen hay nếp sống, mà cụ thể và chi tiết hơn. Kiểu như: Sáng dậy mấy giờ, dậy xong làm gì, tối mấy giờ đi ngủ…

Hầu hết mọi người đều hình thành ra một routine cho bản thân mình, dù muốn hay không. Cứ để một người sinh hoạt tự do, sớm hay muộn thì thói quen và giờ giấc sinh hoạt sẽ hình thành. Kể cả người thức khuya hay lười biếng cũng có routine “lười biếng” của riêng họ.

Đọc tiếp “Sức mạnh của ‘Routine’”

Nghĩ mình giỏi là chết

Cách để giết chết sự phát triển của bản thân nhanh và hiệu quả nhất là nghĩ mình giỏi. Suy nghĩ như vậy sẽ khiến bạn ngừng học hỏi và đứng yên trong cái giếng nước của mình. Tiếc thay, tư duy này thường đến theo thời gian và nhất là sau các thành công ban đầu.

Đó cũng chính là lý do khiến nhiều người loay hoay và không tạo ra sự đột phá ở độ tuổi bốn mươi. Một số ít giữ được khát vọng và tạo nên những biến đổi lớn. Nhóm còn lại sẽ thụ hưởng thành quả của những gì đã được xây dựng trong quá khứ và đi xuống dần.

Làm sao để làm được như nhóm đầu tiên? Sau đây là một vài hướng mở gợi ý.

Đọc tiếp “Nghĩ mình giỏi là chết”

Easy money

Dạo gần đây, nhất là sau đợt Tết Nguyên Đán, có rộ lên phong trào “nhà đầu tư F0” đổ bộ vào thị trường chứng khoán Việt Nam do ảnh hưởng của dịch Covid. Hầu như không ngày nào đọc báo mà không có tin về chứng khoán, và sự biến động của thị trường cổ phiếu.

Tôi có một người bạn thân vốn là doanh nhân thành đạt đã sinh sống lâu năm ở Vương Quốc Anh. Anh quyết định về nước vì ngán ngẩm trước thời điểm Brexit sắp diễn ra. Với tính tò mò của một “entrepreneur” thứ thiệt, anh đã quyết định thử sức ở thị trường chứng khoán tại thời điểm hỗn mang này. Chơi thử cho biết xem như thế nào.

Đọc tiếp “Easy money”

Thần số học và nỗ lực giải mã những bí ẩn của con người

Trong tuần vừa rồi có hai làn sóng thông tin mới vô tình ập qua cuộc đời rất đỗi nhàm chán của tôi. Thứ nhất là bộ phim đình đám từ trước Tết Tiệc Trăng Máu. Thứ hai là cuốn sách Thần Số Học. Vô tình hai sự kiện này cùng liên quan tới một chủ đề chung, đó là việc vén màn những bí mật.

Tiệc Trăng Máu là bộ phim làm lại từ nguyên bản bộ phim Perfect Strangers của Ý (2016). Kịch bản của bộ phim khá đơn giản. Một nhóm bạn lâu năm tụ họp lại và quyết định chơi một trò chơi tưởng chừng như rất đơn giản: công khai toàn bộ tin nhắn và cuộc gọi trong buổi tiệc đó. Chỉ trong vài tiếng ngắn ngủi, tất cả những bí mật bị công khai đã dẫn tới những bi kịch không ai có thể lường tới. Từ giới tính thứ ba cho tới ngoại tình, nợ nần tiền bạc cho tới âm mưu tống bố mẹ vào nhà dưỡng lão; đủ hết drama xấu xí quanh một chiếc bàn ăn đã bị phơi bày.

Đọc tiếp “Thần số học và nỗ lực giải mã những bí ẩn của con người”

Sự nguy hiểm của chiến thắng

Trong một công cuộc trường kỳ kháng chiến, những chiến thắng (nhỏ) luôn là những phần thưởng xứng đáng sau những nỗ lực không biết mệt mỏi. Đây cũng là những điểm dừng tạm thời cho phép chúng ta nghỉ ngơi đôi chút, sạc thêm năng lượng trước khi quay trở lại với cuộc chiến. Thế nhưng sẽ là rất tai hại nếu như chúng ta ngủ quên trên những chiến thắng này. Sau đây là một vài trường hợp ngủ quên phổ biến:

Đọc tiếp “Sự nguy hiểm của chiến thắng”

Thử bỏ đi những thứ thừa thãi, như là Facebook

Khi ai đó nói với bạn: “Hãy bỏ Facebook đi”. Viễn cảnh đó mới thật ghê gớm và đáng sợ làm sao. Không có Facebook thì làm sao cập nhật được tin tức bạn bè, làm sao có chỗ để mà đưa ảnh tường thuật các sự kiện đời mình lên, làm sao có chỗ lưu trữ thông tin và chia sẻ để mọi người cùng xem được. Không có Facebook thì làm sao mà sống được.

Có thật thế không?

Đọc tiếp “Thử bỏ đi những thứ thừa thãi, như là Facebook”

Sự tôn trọng

Phương Tây có một câu ngạn ngữ rất hay: “Respect is earned not given“. Sự tôn trọng là do gặt hái được chứ không phải là sự ban phát ép buộc. Tôi đã từng bàn qua về chủ đề này ở bài viết Thân giáo, nhưng trong bài này sẽ nói kỹ hơn về nguồn gốc và sự nguy hiểm của việc được tôn trọng.

Đọc tiếp “Sự tôn trọng”