Đừng đánh mất mình trong những thứ tầm thường

Vốn là một người ít tiếp xúc, sống hướng nội, tôi chỉ dành chút năng lượng ít ỏi của việc ngoại giao dành cho khách hàng và người thân. Về cơ bản tôi không thích nói chuyện với người khác, nhưng thi thoảng mọi người hay tìm tới tôi để có lời khuyên. Có lẽ vì tôi là người biết lắng nghe và kiệm lời. Thực tế thì người hỏi thường đã có câu trả lời, họ chỉ cần được giãi bày tâm sự mà không bị ngắt quãng. Vì thế tôi là người phù hợp để họ tìm đến.

Đọc tiếp “Đừng đánh mất mình trong những thứ tầm thường”

Conor McGregor: tập trung vào những điều cơ bản

Conor McGregor là võ sĩ nổi tiếng nhất từng thi đấu theo thể thức MMA (Mixed Martial Arts) của giải đấu số một thế giới Ultimate Fighting Championship (UFC). Không những sở hữu lối đánh đầy hào hoa, cuộc sống bên ngoài sàn đấu, những pha trash-talk, cách tiêu tiền vương giả và những quyết định táo bạo cũng là dấu ấn đặc trưng của Conor. Anh đã kiếm hàng trăm triệu đô sau khi lấn sân sang thi đấu Quyền Anh với Floyd Mayweather vào năm 2017 và trở thành võ sỹ MMA giàu có nhất thế giới ngay sau đó.

Đọc tiếp “Conor McGregor: tập trung vào những điều cơ bản”

Midnight Diner – Quán ăn đêm

midnight diner

Mấy bữa nay tôi bị lây sốt siêu vi, nên ốm không đi đâu được, cũng là lần hiếm hoi mà tôi quyết định nghỉ hẳn vài ngày cho lại sức. Bậy bạ thế nào tôi lại cài lại Netflix. Ban đầu chỉ tính xem ít phim hài cho đỡ nhức đầu, cuối cùng tôi lại bập vào một bộ phim series của Nhật với cái tên: “Midnight Diner”, dịch ra tiếng Việt là “Quán ăn đêm”.

Đọc tiếp “Midnight Diner – Quán ăn đêm”

Sức mạnh của tri thức

Dịch Covid đã dạy cho chúng ta nhiều bài học, đặc biệt là bài học về sự thay đổi bất ngờ. Những gì ta cứ ngỡ là lâu dài, vĩnh viễn có thể sẽ biến mất chỉ trong một tích tắc. Khi thế giới đang hân hoan chuẩn bị cho một 2020 rực rỡ, bóng ma khủng hoảng 2008 cuối cùng cũng lùi sâu vào sau ánh đèn sân khấu, thì anh chàng Covid xuất hiện tặng cho chúng ta một cái tát như trời giáng.

Đọc tiếp “Sức mạnh của tri thức”

Học được gì từ to-do list của Leonardo Da Vinci

Bạn có bao giờ băn khoăn các thiên tài suy nghĩ và làm việc như thế nào hay không? Hôm nay tôi được truyền cảm hứng từ to-do list của hoạ sĩ, nhà điêu khắc, kiến trúc sư, nhạc sĩ, bác sĩ, kỹ sư, nhà giải phẫu, nhà phát minh và triết học tự nhiên người Ý Leonardo Da Vinci được Robert Krulwich dịch lại năm 2011.

Đọc tiếp “Học được gì từ to-do list của Leonardo Da Vinci”

Thân giáo – lấy mình làm ví dụ để dạy người

Người khi đi dạy dỗ giáo huấn người khác thường phân làm hai nhóm: một nhóm nói ra rả mà không ai nghe và làm theo, và nhóm còn lại dù không nói nhiều nhưng luôn được người khác tôn trọng và lắng nghe. Để có sức ảnh hưởng như nhóm sau, người thầy cần lấy bản thân mình làm tấm gương để dạy người khác. Người xưa gọi như vậy là thân giáo.

Vậy làm sao để thực hiện thân giáo?

Đọc tiếp “Thân giáo – lấy mình làm ví dụ để dạy người”

Ta thực sự sở hữu những gì?

Như đã nói trong nhiều bài viết trước, bất toại nguyện là bản chất của cuộc sống nếu như ta mong cầu hạnh phúc từ những thứ có điều kiện như tài sản, công danh, luyến ái, tiếng tăm…

Như vậy có một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giảm bớt khổ đau và sự bất toại nguyện trong cuộc sống. Một đáp án khá tốt là hãy nhìn nhận cho đúng nguồn gốc của những nỗi khổ này. Thường thì ta ưu phiền, sầu đau, khổ não vì những gì cho là mình, cho là của mình. Tư duy này sâu kín, rắn chắc và vô cùng khó phá bỏ.

Với người Việt Nam nói chung, sở hữu lớn nhất thường là một căn nhà. Về căn bản, chúng ta chỉ “mượn tạm” đất của nhà nước. Nếu khu vực ta sinh sống cần giải toả, căn nhà sẽ biến mất sau một tờ A4. Quyền sở hữu tưởng như chắc thực đó thật ra vô cùng mong manh.

Đọc tiếp “Ta thực sự sở hữu những gì?”

Tầm quan trọng của việc thực hành

Tôi đã đề cập tới 3 phương pháp học của đạo phật là Văn – Tư – Tu. Trong bài viết này tôi sẽ tập trong vào yếu tố cuối Tu hay là sự thực hành. Nếu đọc và chiêm nghiệm là 2 yếu tố quan trọng và mang tính định hướng, thì sự thực hành sẽ chiếm 80% khối lượng công việc và đem lại sự hiểu biết sâu sắc và rõ ràng.

Trong cuốn sách “Ngọc Sáng Trong Hoa Sen” của John Blofeld, có một câu nói rất đáng nhớ của cư sỹ Tạ Hải, cũng nhờ câu nói này mà tác giả (John) giác ngộ ra tầm quan trọng của việc thực hành và bỏ bớt việc học từ chương sách vở.

Đọc tiếp “Tầm quan trọng của việc thực hành”

Bản chất bất toại nguyện của cuộc sống

Về cơ bản, cuộc sống này hình thành được nhờ những sự hiện hữu. Có hiện hữu thì sẽ có bám lấy, yêu thích, cho là mình, là của mình. Cái gì của mình, mình thích mà mất thì đau buồn, không toại nguyện, không như ý. Các vật mình yêu nhiều khi mất thì càng đau nhiều.

Đó là lý do nhà Phật gọi Dukkha (bất toại nguyện) là một trong 3 tính chất cơ bản của cuộc sống này. Dukkha mà dịch là khổ thì hơi khó hiểu hơn một chút. (Đời là bể khổ?). Nhưng nếu dịch là bất toại nguyện thì có lẽ sẽ rất liên quan với nhiều người, và dễ chấp nhận hơn.

Đọc tiếp “Bản chất bất toại nguyện của cuộc sống”

Chánh niệm tỉnh giác – sự hiện hữu có ý thức

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ một bài viết về Thiền, là một phép thực hành rèn luyện tâm tôi theo đuổi được một thời gian. Hy vọng chia sẻ của tôi sẽ giúp ích cho các bạn mới học Thiền hoặc đang muốn tìm hiểu về Thiền.

Với những ai học Phật, chánh niệm tỉnh giác là một thuật ngữ rất quen thuộc, được lặp đi lặp lại trong các bài kinh Phật Giáo. Ví dụ như trích đoạn tiêu biểu sau đây trong Trung Bộ Kinh (107):

Hãy đến Tỳ-kheo, hãy thành tựu chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.

MN 107, Kinh Ganaka Moggallana

Vậy chánh niệm tỉnh giác là gì?

Đọc tiếp “Chánh niệm tỉnh giác – sự hiện hữu có ý thức”