Học được gì từ truyện kiếm hiệp

truyện kiếm hiệp kim dung cổ long

Nếu bạn giống như tôi, là một 7x, 8x trưởng thành trong thời kỳ đất nước khó khăn, hẳn bạn sẽ không xa lạ gì với truyện và phim kiếm hiệp. Đâu đó ở một xóm nghèo, cả khu phố quây quần bên một chiếc TV đen trắng và cùng nhau xem những bộ phim chưởng Hồng Kông, Đài Loan. Rồi cả tuần mọi người rôm rả bàn luận về chúng. Trẻ con chặt tre làm kiếm, tự nhận mình là những Dương Quá, Quách Tỉnh. Tay chân vung lên xuất ra Giáng Long Thập Bát Chưởng hay Càn Khôn Đại Nã Di.

Đọc tiếp “Học được gì từ truyện kiếm hiệp”

Sự hồi tưởng

Vậy là năm Covid thứ hai sắp khép lại. Thời điểm cuối năm luôn là thời gian phù hợp để nhìn lại những gì đã làm trong một năm vừa qua. Hôm nay tôi muốn chia sẻ về việc “nhìn lại” này.

Trong việc phát triển phần mềm, chúng tôi có một phương pháp phát triển nhanh, gọi là Agile Methodology. Về cơ bản, phương pháp này cho phép nhóm lập trình bắt tay vào việc sớm, vừa làm vừa điều chỉnh theo phản hồi của khách hàng hoặc thị trường.

Đọc tiếp “Sự hồi tưởng”

Băng gối

Nhờ Covid, tôi thấy gần đây phong trào thể dục thể thao ở Việt Nam có vẻ tốt lên. Nhiều người chạy bộ hơn hẳn. Chiều nay ngồi ngắm đường, tôi để ý thấy người già không chạy mấy mà hay đi bộ. Chủ yếu người trẻ chạy là chính. Rất tuyệt.

Nhưng tôi lại quan ngại một thứ, đó là cái băng gối.

Băng gối là đai bảo vệ đầu gối, thường làm bằng chất liệu đàn hồi, nhằm cố định đầu gối, giảm nguy cơ chấn thương. Nhẽ thế thì nó phải tốt chứ nhỉ?

Nhưng không hẳn. Để từ từ tôi sẽ giải thích tại sao.

Đọc tiếp “Băng gối”

Cafe hòa tan

Tôi uống cafe khá nhiều. Hồi thanh niên tôi uống cafe sữa đá. Sau đó chuyển sang cafe đá có đường. Giờ tôi uống cà phê đen, ít đá, không đường. Một phần vì lý do sức khỏe, một phần vì nghiện. Nghiện cafe rồi thì lại không thích vị ngọt chen ngang của đường và sữa.

Đợt Covid ngăn sông cấm chợ, tôi có lùng mua được cafe rang xay pha phin nhưng không nhiều, phải trữ kèm cafe hòa tan. Tôi cứ ngỡ mình sẽ uống hết cafe phin trước rồi mới chuyển sang uống cà phê hòa tan. Vì cafe phin ngon hơn nhiều.

Tôi đã nhầm.

Đọc tiếp “Cafe hòa tan”

Dịch Cân Kinh Vẫy Tay, thủ thuật marketing thiên tài

Nếu sáng sớm rảnh rỗi có thời gian đi ra công viên tập thể dục, hoặc nhìn lên ban công các chung cư, bạn có thể thấy một hình ảnh rất quen thuộc. Đó là hình ảnh các cụ già liên tục vẫy tay nhịp nhàng. Đây là một bài tập được gọi là Dịch Cân Kinh Vẫy Tay, nghe đồn là một phần của Dịch Cân Kinh do Đạt Ma Tổ Sư truyền lại.

Bài tập này vốn là một bài tập rất đơn giản, bạn chỉ việc kiễng chân vẫy tay kết hợp hít thở đều. Tập chừng mươi mười lăm phút là mồ hôi sẽ vã ra, khí huyết lưu thông, cơ thể nhẹ nhàng sảng khoái. Một bài tập không thể nào giản dị hơn.

Đọc tiếp “Dịch Cân Kinh Vẫy Tay, thủ thuật marketing thiên tài”

Chấp nhận sự khác biệt

Một trong những đặc điểm đánh dấu sự trưởng thành là khả năng chấp nhận sự khác biệt. Thường khi còn trẻ, chúng ta nỗ lực bảo vệ một ý tưởng của mình một cách nhiệt huyết. Kèm theo đó là sự bài xích với những ý tưởng khác. Sự bài xích đôi lúc còn mãnh liệt hơn cả sự bảo vệ. Một sự thiếu tập trung không cần thiết và đem lại nhiều hệ quả không hay.

Đọc tiếp “Chấp nhận sự khác biệt”

Học cách hoài nghi

Độ rày vaccine Covid chiếm hết mặt báo, và là chủ đề tranh luận lớn ở các mạng xã hội. Cụ thể là vaccine của hàng xóm được một anh doanh nghiệp nhập về tặng một thành phố. Vụ này tôi xin phép miễn ý kiến, vì tôi không biết mô-tê gì về ngành y cả. Nhưng tôi muốn góp ý về một phần tôi khá là am hiểu, đó là các con số (data).

Có nhiều phong cách tranh luận. Một số thích suy luận logic. Một số thích suy luận cảm tính nhưng nghe có vẻ logic. Một số thích cãi cùn, cãi bướng, hoặc chửi bậy. Nhóm đầu tiên nghe có vẻ thuyết phục và được lòng nhất.

Nhưng đây cũng là chỗ lắm thứ dở hơi nhất, và nguy hiểm nhất. Vâng đó là dữ liệu những con số họ cung cấp. Trông thì rất thuyết phục, nhưng lại có thể rất đáng sợ.

Đọc tiếp “Học cách hoài nghi”

[Tản mạn] Không đủ, đủ

Không đủ

Khi nhìn mọi người làm việc, dường như họ không bao giờ đủ.

  • Chúng ta không đủ lượng tương tác MXH
  • Chúng ta không đủ thị phần
  • Chúng ta không đủ doanh thu
  • Chúng ta cần những thắng lợi mau chóng

Khi nhìn mọi người nghỉ ngơi, dường như họ không bao giờ đủ.

  • Tin tức giật gân
  • Những cuộc trò chuyện vô thưởng vô phạt ngút ngàn
  • Sự phàn nàn về một người nào khác
  • Sự khoe khoang về bản thân trên FB dưới nhiều hình thức
  • Những mối quan hệ hời hợt

Vậy nên không phải là lạ nếu mọi người luôn cảm thấy thiếu thời gian.

Đủ

Rất nhiều người luôn nghĩ rằng họ đã có đủ:

  • Tri thức (không dừng lại ở bằng cấp)
  • Sự thông thái
  • Bản lĩnh phát sinh khi gặp những vấn đề khó khăn, quy mô lớn
  • Hoàn cảnh đòi hỏi thay đổi
  • Sự yên lặng
  • Những mối quan hệ sâu sắc dựa trên sự tôn trọng và những cam kết cao quý

Đôi lúc có nên nhắc họ không nhỉ?

Muốn nhanh, đừng mắc lỗi

Tôi rất thích câu nói của Lincoln về việc chuẩn bị cho một công việc: Nếu cho tôi 6 giờ để chặt cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu. Không biết ông có nói câu này thật hay không, nhưng ý nghĩa của nó thì quá tuyệt. Thành quả tốt chỉ có thể đến từ sự chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng.

Sau nhiều năm tham gia sản xuất phần mềm, tôi học được nhiều điều về năng suất và chất lượng. Một trong những điều tôi tâm đắc nhất có thể bổ sung thêm cho câu nói của Lincoln, đó là “muốn nhanh đừng mắc lỗi“.

Nghe thì có vẻ nghịch lý nhỉ. Thường muốn nhanh ta phải mạnh dạn làm nhiều và sẵn sàng mắc lỗi. Sau đó sẽ quay lại đi vào chi tiết, và chỉnh sửa sau. Có phải như vậy sẽ tốt hơn?

Đọc tiếp “Muốn nhanh, đừng mắc lỗi”

Sức mạnh của ‘Routine’

Routine nghĩa là những gì ta lặp đi lặp lại mỗi ngày. Nó không phải chỉ là thói quen hay nếp sống, mà cụ thể và chi tiết hơn. Kiểu như: Sáng dậy mấy giờ, dậy xong làm gì, tối mấy giờ đi ngủ…

Hầu hết mọi người đều hình thành ra một routine cho bản thân mình, dù muốn hay không. Cứ để một người sinh hoạt tự do, sớm hay muộn thì thói quen và giờ giấc sinh hoạt sẽ hình thành. Kể cả người thức khuya hay lười biếng cũng có routine “lười biếng” của riêng họ.

Đọc tiếp “Sức mạnh của ‘Routine’”