Câu chuyện tìm lại chính mình của Hidetoshi Nakata

Quá khứ huy hoàng

Nakata là biểu tượng và là huyền thoại của bóng đá Nhật Bản. Nakata bắt đầu sự nghiệp vào năm 1995 và giành giải Cầu thủ xuất sắc nhất châu Á của AFC vào năm 1997 và 1998, giành Scudetto với Roma năm 2001, thi đấu cho Đội tuyển bóng đá quốc gia Nhật Bản tại ba kỳ World Cup (1998, 2002 và 2006) và hai kỳ Thế vận hội Mùa hè (1996 và 2000). Vào năm 2005, anh được phong tước Hiệp sĩ Cavaliere OSSI, một trong những tước hiệp sĩ cao nhất của nước Ý, nhờ những đóng góp trong lĩnh vực thể thao văn hoá và quảng bá hình ảnh nước Ý tới thế giới.

Đọc tiếp “Câu chuyện tìm lại chính mình của Hidetoshi Nakata”

Những đứa trẻ không chịu lớn

Trái ngược với giáo dục phương Tây, giáo dục ở Việt Nam có khá nhiều vấn đề nổi cộm, đặc biệt là sự thất bại trong việc rèn luyện ra những cá nhân độc lập tự chủ.

Có thể do thời kỳ chiến tranh quá cực khổ, sau khi hết thời bao cấp, các bậc phụ huynh thích chăm bẵm con em mình thái quá. Ở một gia đình trung lưu điển hình của Việt Nam, trẻ em không cần rửa bát, nấu cơm, giặt giũ, thậm chí không dọn giường của mình. Bố mẹ hoặc giúp việc sẽ đảm nhận phần này. Các em chỉ việc ăn và học. Học giỏi lớn lên đi làm kiếm nhiều tiền là thành công mỹ mãn.

Đọc tiếp “Những đứa trẻ không chịu lớn”

Giáo dục – đừng dối trá!

Gần như ai trong cuộc đời cũng phải làm thầy một lần, nếu không phải với đồng nghiệp (mới vào) thì cũng là với con cháu trong nhà. Vì vậy giáo dục đào tạo là một kỹ năng thiết yếu cần trau dồi với mọi cá nhân, tổ chức, chứ không phải chỉ riêng các thầy cô. Trong phạm trù bài viết, tôi sẽ chia sẻ về thái độ tiếp cận giáo dục trung thực cũng như hướng đi cho các nhà giáo dục trong nước.

Đọc tiếp “Giáo dục – đừng dối trá!”

Tự làm mới mình

Học từ việc quan sát thiên nhiên, vũ trụ vốn là một cách học rất phổ biến của người xưa. Các cụ hay nhìn sự biến thiên của trời đất để rút ra được những quy luật mà con người nên tuân theo nhằm đạt được sự hoà hợp giữa người với người, và giữa người với trời.

Một trong những quy luật phổ quát đó là quy luật của sự thay đổi và tiến bộ, của sinh và diệt. Nhìn vào cơ thể chúng ta, các tế bào vùng dạ dày sẽ tự chết đi và làm mới sau 2 ngày, các tế bào da từ 2-3 tuần, tế bào hồng cầu mất 4 tháng, tế bào mỡ có thể tới 10 năm. Cá biệt có tế bào não thì gần như già bằng tuổi của bạn. Có thể nói rằng cơ thể của bạn luôn tự làm mới mình trong từng khoảnh khắc.

Đọc tiếp “Tự làm mới mình”

Văn – Tư – Tu. Phương pháp học của đạo Phật

Xu hướng đọc sách đang dần quay trở lại với chúng ta. Sau một thời gian dài sống trong thế giới số 0 và 1, dường như loài người cũng trở nên mệt mỏi và tìm lại bầu bạn với trang sách giấy, vừa để tìm lại khoảng không tĩnh lặng vừa để học thêm kiến thức mới.

Đọc tiếp “Văn – Tư – Tu. Phương pháp học của đạo Phật”

Lem nhem và hối hả

Khi cuộc sống ngày càng nhanh hơn và chạy theo lợi nhuận, một trong những giá trị mà tôi cảm thấy chúng ta đang đánh mất rất nhiều: đó là sự tận tâm với chất lượng. Đằng sau vẻ ngoài hoà nhoáng của các thương hiệu là những sản phẩm lem nhem và hối hả.

Đọc tiếp “Lem nhem và hối hả”

Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu

Khiêm tốn là một đức hạnh vẫn hằng được ca tụng. Nhiều người nói về đức khiêm tốn nhưng ít người thực sự hiểu bản chất của đức hạnh này. Hiểu được bản chất của khiêm tốn, bạn sẽ hiểu tại sao các cụ lại có câu “một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu”.

Theo từ điển Nguyễn Quốc Hùng, khiêm nghĩa là: “Kính trọng người khác — Nhún nhường, tự cho mình là kém cỏi”. Tốn cũng có nghĩa là nhún nhường, cung thuận. Khiêm và tốn đồng nghĩa, lặp lại hai lần dường như để nhấn mạnh thêm. Đứng riêng trong tiếng Hán hai từ này vẫn có nghĩa giống như từ ghép, không có nhiều sự khác biệt.

Đọc tiếp “Một lần khiêm tốn bằng bốn lần tự kiêu”

Sáng tạo

Lý Tiểu Long đã từng nói: với ông võ thuật là cách ông biểu lộ bản thân mình. Nó không phải là ngọn đá, cú đấm, mà là một phương tiện để ông thể hiện với thế giới bản thể của ông. Cũng như vậy, những thi sỹ, nhạc sỹ, nhà điêu khắc, người thợ xây – tất cả đều đang tham gia tạo tác, xây dựng thế giới và để lại những giá trị của riêng mình.

Bản chất của việc sáng tạo hoà nhịp với vận động không ngừng của vũ trụ. Khi bạn sáng tạo thực sự, bạn đồng điệu tiểu ngã với đại ngã. Khi hai ý thức này hoà nhịp vận động, các tác phẩm vĩ đại sẽ ra đời.

Nhà soạn nhạc vĩ đại Handel (1685 – 1759) từng nói:

Đọc tiếp “Sáng tạo”

Sức sống

Điều đáng sợ nhất của cuộc đời này không phải là sự mất mát về mặt vật chất. Điều đáng sợ nhất là khi chúng ta đánh mất chính mình. Khi tôi nói là đánh mất chính mình, tôi muốn nói đến đánh mất thứ sức mạnh cốt lõi ẩn sâu sau mỗi tâm hồn: sức sống của mỗi con người.

Đọc tiếp “Sức sống”