Làm sao để thay đổi vận mệnh

Cải mệnh, câu chuyện muôn thuở của những tín đồ thích đi xem bói mà lá số lại không được tốt lắm. Hiện nay có rất nhiều phương pháp cải mệnh phổ biến trên “thị trường”.

Bát Tự Tử Bình sẽ dựa vào ngũ hành của thời điểm sinh mà hướng dẫn bổ khuyết. Tỷ như thiếu Mộc thì nên bổ sung Mộc, dư Hỏa thì bớt Hỏa lại. Môn này tin rằng ngũ hành cân bằng thì cuộc sống sẽ trở nên thuận lợi, tốt đẹp hơn. Phong Thủy thì hướng dẫn chọn và cải tạo nơi sinh sống để luồng sinh khí nơi đó dồi dào hơn. Kinh Dịch dạy ta sống với đạo của người quân tử. Luôn giữ trung, chính và làm gì cũng quan trọng việc đúng thời. Tử vi thì có những phương pháp còn li kỳ hơn. Ví dụ như nhận bố mẹ nuôi, hay là thay đổi họ tên.

Đọc tiếp “Làm sao để thay đổi vận mệnh”

[Tản mạn] Cái miệng

Người quân tử tự nuôi mình thì phải cẩn thận về lời nói để nuôi cái đức, và tiết độ về ăn uống để nuôi thân thể (Quân tử dĩ thận ngôn ngữ, tiết ẩm thực). Là vì đời, “họa tòng khẩu xuất, bệnh tòng khẩu nhập”. Phải giữ gìn nhất cái miệng.

Kinh Dịch – Đạo của người quân tử, Nguyễn Hiến Lê

Cỏ nhà hàng xóm lúc nào cũng xanh hơn

Vải thiều sang xịn mịn

Đợt này vải thiều Việt Nam xuất khẩu sang Nhật và Châu Âu bán được giá. Nghe đâu 12 quả vải bán được hơn một triệu đồng. Dân mình ăn vải thì tính bằng cân, nghe 12 quả cứ mắt tròn mắt dẹt tưởng nghe chuyện đùa. Có bạn lên mạng trêu là sẽ ăn cho bằng hết 100 triệu tiền vải cho sướng mồm.

Nhưng mà ở mình thì thực tế cũng đua nhau đi mua cherry về biếu làm quà cho sang. Một vỉ cherry bé tý cũng năm sáu trăm nghìn, không khác câu chuyện trên là mấy. Ngớ ngẩn như nhau cả.

Đọc tiếp “Cỏ nhà hàng xóm lúc nào cũng xanh hơn”

[Tản mạn] Đọc nhiều, biết nhiều

Đọc nhiều thường là đọc một lần. Không đọc một quyển nào đủ lâu.
Biết nhiều thường là biết nông. Biết ít thì mới đủ sâu.

Người sâu sắc nếu đọc nhiều, sẽ không bàn đến những gì bản thân vẫn chưa am hiểu.
Người trí tuệ nếu biết nhiều, sẽ không dạy những gì chỉ biết qua loa.

Các cụ dạy chẳng sai, quý hồ tinh, bất quý hồ đa.

[Tản mạn] Viết sách – Nguyễn Hiến Lê

Khi muốn học một vấn đề nào thì cứ viết sách về vấn đề ấy. Muốn học một cách kỹ lưỡng thì không gì bằng viết sách về điều mình học. Viết sách là tự ra bài cho mình làm. Học mà không làm bài thì mới chỉ là đọc qua chứ không phải học.

Song tôi xin dặn bạn: khi viết nên nhớ là mục đích của ta là để tìm hiểu, chứ không phải để cầu danh. Đừng cầu danh thì danh sẽ tới. Cầu nó, nó sẽ trốn và sự học của ta sẽ hóa ra nông nổi.

Hồi ký Nguyễn Hiến Lê, Nguyễn Hiến Lê

[Tản mạn] Ngăn nắp, bừa bãi

Người mà không thể ngăn nắp với những thứ xung quanh mình như chăn màn giường chiếu, thì không thể ngăn nắp với cuộc sống. Hoặc là họ không có khả năng sắp xếp, hoặc là tiêu chuẩn về sự chỉn chu của họ hơi thấp.

Đã không thể ngăn nắp với việc cá nhân, thì sẽ không thể ngăn nắp với việc chung. Và càng không thể quản lý. Đã không ngăn nắp, mà lại thích quản lý người khác, thì chắc chắn sẽ thất bại.

Người quá dễ tính không nên cho chịu trách nhiệm. Họ sẽ thỏa hiệp ở rất nhiều điểm.
Người quá khó tính không nên cho làm việc quá lớn. Họ sẽ đắm vào chi tiết nhỏ quá nhanh. Người dễ tính thì không nhìn thấy người khác khó tính. Người nào hay chê người khác khó tính, thực ra là người hay phán xét.

[Tản mạn] Không đủ, đủ

Không đủ

Khi nhìn mọi người làm việc, dường như họ không bao giờ đủ.

  • Chúng ta không đủ lượng tương tác MXH
  • Chúng ta không đủ thị phần
  • Chúng ta không đủ doanh thu
  • Chúng ta cần những thắng lợi mau chóng

Khi nhìn mọi người nghỉ ngơi, dường như họ không bao giờ đủ.

  • Tin tức giật gân
  • Những cuộc trò chuyện vô thưởng vô phạt ngút ngàn
  • Sự phàn nàn về một người nào khác
  • Sự khoe khoang về bản thân trên FB dưới nhiều hình thức
  • Những mối quan hệ hời hợt

Vậy nên không phải là lạ nếu mọi người luôn cảm thấy thiếu thời gian.

Đủ

Rất nhiều người luôn nghĩ rằng họ đã có đủ:

  • Tri thức (không dừng lại ở bằng cấp)
  • Sự thông thái
  • Bản lĩnh phát sinh khi gặp những vấn đề khó khăn, quy mô lớn
  • Hoàn cảnh đòi hỏi thay đổi
  • Sự yên lặng
  • Những mối quan hệ sâu sắc dựa trên sự tôn trọng và những cam kết cao quý

Đôi lúc có nên nhắc họ không nhỉ?

“Không làm gì” như Lão Tử

Lão Tử là một triết gia có tư tưởng khác lạ và đi ngược lại hầu hết các triết gia cùng thời với ông. Một trong những chủ trương lớn nhất của Lão Tử là “vô vi”, nghĩa đen là không làm, không tạo tác. Ông chủ trương mọi sự vật sự việc đều vận hành theo Đạo. Tốt nhất chúng ta không nên can thiệp vào, càng can thiệp càng sai. Sống càng giản dị (phác) càng gần gũi thiên nhiên càng tốt. Thiểu dục và chất phác là cách sống mà ông khuyến khích.

Đọc tiếp ““Không làm gì” như Lão Tử”

Nhai kỹ

Tôi đã ăn sai cả cuộc đời của mình. Tôi thích ăn ngon, ăn to, ăn nhanh. Tôi lại còn ăn khỏe nữa. Ơn giời bộ máy tiêu hóa tốt nên tôi vẫn ổn. Nhưng gần đây tôi mới hiểu thế nào là ăn đúng.

Hồi trẻ tôi có biết về thực dưỡng (macrobiotics) và việc phải nhai mấy chục lần rồi mới nuốt của môn đó. Nguyên nhân một phần do họ ăn gạo lứt còn vỏ bên ngoài cứng. Không nhai sẽ đau dạ dày, khó tiêu hóa. Tất nhiên nhai kỹ cũng có nhiều lợi ích tốt đẹp khác. Nhưng tôi nghĩ chủ yếu là do gạo lứt cứng quá 😀

Ngoài ra tôi cũng biết việc Mark Zuckerberg giảm cân nhờ nhai hai chục lần mỗi miếng trước khi nuốt. Chẳng biết có phải tin vịt hay không, nhưng cậu ấy rõ ràng gầy đi hẳn sau một thời gian vắng mặt trước truyền thông.

Đọc tiếp “Nhai kỹ”

Muốn nhanh, đừng mắc lỗi

Tôi rất thích câu nói của Lincoln về việc chuẩn bị cho một công việc: Nếu cho tôi 6 giờ để chặt cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu. Không biết ông có nói câu này thật hay không, nhưng ý nghĩa của nó thì quá tuyệt. Thành quả tốt chỉ có thể đến từ sự chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng.

Sau nhiều năm tham gia sản xuất phần mềm, tôi học được nhiều điều về năng suất và chất lượng. Một trong những điều tôi tâm đắc nhất có thể bổ sung thêm cho câu nói của Lincoln, đó là “muốn nhanh đừng mắc lỗi“.

Nghe thì có vẻ nghịch lý nhỉ. Thường muốn nhanh ta phải mạnh dạn làm nhiều và sẵn sàng mắc lỗi. Sau đó sẽ quay lại đi vào chi tiết, và chỉnh sửa sau. Có phải như vậy sẽ tốt hơn?

Đọc tiếp “Muốn nhanh, đừng mắc lỗi”