Quân sư, Nhà thương thuyết và Tướng biên ải

Thinker, Talker, Doer

Thường thì chúng ta có thể phân loại cách tiếp cận công việc thành 3 nhóm người: Thinker (người suy nghĩ), Talker (người nói) và Doer (người làm).

Thinker – Quân sư: đây là loại người luôn nghĩ trước khi làm. Thấu đáo, có tầm nhìn, quân sư không quản lý chi li mà muốn nhìn được bức tranh tổng quan, muốn hiểu được cách mà mọi thứ vận hành và thông qua đó đạt được lợi ích lớn nhất. Công việc phù hợp với Quân sư: nhà hoạch định chiến lược.

Đọc tiếp “Quân sư, Nhà thương thuyết và Tướng biên ải”

Kỷ luật

xây dựng kỷ luật bản thân

Năm tôi 20 tuổi, tôi phát hiện ra có hai loại tự do: tự do thức khuya, và tự do dậy sớm. Loại tự do thứ nhất nổi loạn, bộc phát và ngẫu hứng. Loại tự do thứ hai trưởng thành, già dặn và lành mạnh – thứ tự do nhờ kỷ luật đem lại.

Kỷ luật thật ra chính bản thân nó là một loại tự do, nếu như chúng ta hiểu sâu sắc bản chất của kỷ luật.

Đọc tiếp “Kỷ luật”

Nguyên lý 80/20 – Công việc

nguyên lý 80-20

Đôi khi chúng ta gặp  những người có hiệu suất làm việc gấp 2-3 thậm chí gấp 10 lần người khác. Lạ lùng thay, những người này thường không hề bận rộn. Khả năng quản lý quỹ thời gian ngoài công việc của họ còn tốt hơn những người “bận rộn” kia rất nhiều.

Liệu điều này có thể tập luyện được hay không? Hay đây là một thứ năng khiếu bẩm sinh? Một món quà của tạo hoá?

Đọc tiếp “Nguyên lý 80/20 – Công việc”

Nguyên lý 80/20 – Sức khoẻ

nguyên lý 80-20 cho sức khoẻ

Bạn nên đọc bài Nguyên lý 80/20 trước khi đọc bài viết này.

Có rất nhiều mục tiêu liên quan đến sức khoẻ. Phần lớn các bạn sẽ mong muốn giảm béo, giảm mỡ máu, giảm đường máu, nâng cao chức năng tuần hoàn, tim phổi. Một số các bạn khác lại muốn tăng cân. Một số bạn hơi đẹp rồi muốn trở nên đẹp hơn nữa, gọn gàng hơn nữa, săn chắc hơn nữa, hoặc giỏi hơn ở một môn thể thao nào đó.

Bài viết này sẽ dành cho các bạn có sức khoẻ trung bình, muốn cải thiện tình trạng hiện tại nhưng lại chưa biết cách chăm sóc cơ thể.

Đọc tiếp “Nguyên lý 80/20 – Sức khoẻ”

Nguyên lý 80/20

nguyên lý 80-20

Nguyên lý Pareto hay nguyên lý 80/20 là một quy luật về sự phân bổ. Quy luật này cho rằng với hầu hết các sự kiện, khoảng 80% kết quả là do 20% nguyên nhân gây ra. Nhà tư tưởng quản trị doanh nghiệp Joseph M. Juran đã đề xuất quy luật này, và đặt theo tên của nhà kinh tế người Ý Vilfredo Pareto, người đã quan sát 80% đất ở Ý là thuộc sở hữu của 20% dân số.

Đây cũng là quy luật phổ biến trong kinh doanh, VD: 80% doanh thu đến từ 20% khách hàng. Còn 80% khách hàng còn lại chỉ đem lại 20% doanh thu.

Hầu hết các nhà tư tưởng lớn, các nhà quản trị đều đồng ý đây là một quy luật phân bổ có tính “toàn cầu”, gần như đúng trong hầu hết các lĩnh vực trong cuộc sống.

Trong phạm trù bài viết này, tôi muốn chia sẻ một vài suy nghĩ về nguyên lý này để cải thiện cuộc sống của bạn. Tôi sẽ có chùm bài viết đi sâu vào cách áp dụng nguyên lý 80/20 cho từng lĩnh vực trong cuộc sống.

Đọc tiếp “Nguyên lý 80/20”

Niềm vui dọn dẹp

niềm vui dọn dẹp

Tôi có một niềm vui rất giản dị và buồn cười: đó là niềm vui dọn dẹp.

Mỗi sáng tôi bắt đầu bằng việc dọn dẹp chăn nệm trên giường. Trước khi làm việc, tôi dọn dẹp bàn làm việc cho ngăn nắp. Sau khi làm xong, tôi cũng dọn dẹp lại cho gọn gàng.

Đi làm về mệt, tôi sẽ rửa bát và dọn bếp. Đó là cơ hội tuyệt vời để buông bỏ các suy nghĩ còn vương lại về công việc. Tôi không thích để chúng len lỏi vào trong tâm trí của mình khi ngày làm việc đã chấm dứt.

Đọc tiếp “Niềm vui dọn dẹp”

Nguyên tắc 5 giây

nguyên tắc 5 (năm) giây

 Tôi cũng như bạn đều là nạn nhân của sự trì hoãn. Dù là những người kiên định nhất, cũng phải trì hoãn ở những thời điểm nhất định khi đối mặt với những công việc khó khăn.

Những việc đòi hỏi sự tập trung, những việc khối lượng lớn lặp đi lặp lại, hay những việc khó giải quyết luôn ngốn nhiều thời gian, tâm trí và sức lực. Thật tự nhiên làm sao, chúng ta sẽ tìm mọi cách, dù muốn hay không, để làm chúng sau cùng.

Mel Robbins đã viết một quyển sách khá thú vị: “The 5 Second Rule” nhằm giới thiệu một phương pháp tối giản để vượt qua sự trì hoãn: quyết định trong 5 giây.

Đọc tiếp “Nguyên tắc 5 giây”

Thay đổi tư duy

thay đổi tư duy

Your personal thoughts carry so much power. It’s important to be mindful of what you spend your time thinking about. Make sure that your thoughts aren’t defeating you or your purpose in life.

Stephanie Lahart

Bất cứ ai trong chúng ta đều có khát vọng thay đổi cuộc đời mình. Đó có thể là những thay đổi bước ngoặt, hoặc chỉ là những thay đổi nhỏ ở một khía cạnh nào đó. Bạn có thể muốn thay đổi công việc, thăng tiến trong sự nghiệp, lấy vợ, sinh con, bỏ thuốc lá hoặc đơn giản là dậy sớm, giảm cân hay vận động nhiều hơn.

Bạn không thể viết những điều mình muốn lên một tờ giấy, bỏ vào trong một cái chai, thả xuống đại dương và hy vọng vũ trụ sẽ lắng nghe những ước muốn của mình. Bạn phải là người thực hiện thay đổi với cuộc đời mình. Chính bạn chứ không ai khác.

Đọc tiếp “Thay đổi tư duy”

Làm ít lại

Làm ít lại | Tại sao làm việc nhiều không hiệu quả

Cuộc sống hiện đại khiến chúng ta bị cuốn vào một vòng xoáy bất tận. Từ công việc, họp hành, đưa đón con cái, việc nhà cho tới gặp gỡ xã giao, thủ tục hành chính… Cuối ngày, chúng ta kiệt quệ, những cột năng lượng cuối cùng lại bị mạng xã hội “hút” nốt. Hầu hết ai cũng chìm vào giấc ngủ chỉ khi đã mệt nhoài.

Và rồi chúng ta uể oải thức dậy, bắt đầu một ngày mới tất bật và mệt mỏi. Chu kỳ đau khổ ấy lặp đi lặp lại ngày qua ngày.

Đến một thời điểm, chúng ta chợt nhận ra mình đã làm việc như một con rối. Nhưng lại chẳng bao giờ có đủ thời gian cho bản thân và gia đình. Trong khi tuổi già thì ập đến như một cơn bão.

Đọc tiếp “Làm ít lại”

Chủ nghĩa tối giản

chủ nghĩa tối giản (minimalism)

Sự ra đời của chủ nghĩa tối giản

Khi loài người bước qua các cuộc cách mạng công nghiệp, kỹ thuật, và đang bước vào cuộc cách mạng công nghệ 4.0, của cải trở nên dư thừa, chủ nghĩa tiêu dùng (consumerism) được đẩy lên đỉnh điểm.

Ngỡ là những thành tựu này sẽ khiến con người trở nên hạnh phúc, nhưng dường như điều ngược lại lại diễn ra. Dẫu là các điều kiện sống trở nên tốt hơn, khoảng cách giàu nghèo được kéo gần lại, nhưng chưa bao giờ cuộc sống lại trở nên mệt mỏi đến vậy.

Đọc tiếp “Chủ nghĩa tối giản”