Trân trọng những khó khăn

Trong cuộc đời chúng ta, ai rồi cũng sẽ phải trải qua những giây phút khó khăn thất bại. Các thử thách lớn có thể khiến người ta thay đổi toàn diện theo 2 thái cực, hoặc là trở nên thông thái hơn, hoặc là trở nên u uất chua chát, mang theo những cảm xúc tiêu cực trong một thời gian dài.

Có một sự thật, đó là tất cả những người thành đạt và thông thái, đều trải qua thử thách và thất bại, không có ngoại lệ. Người ưu việt nhất trong một lĩnh vực thì thường là người thất bại nhiều nhất tại lĩnh vực đó. Họ trở nên ưu tú vì họ không bỏ cuộc.

Đọc tiếp “Trân trọng những khó khăn”

Nhìn giọt nước để biết đại dương

Khi năm 2019 đang dần khép lại, tôi có cơ hội nhìn nhận những gì mình đã làm được và không thành công trong năm qua. Phần làm được tôi vui vừa phải, nhưng phần thất bại khiến tôi trăn trở khá nhiều.

Hầu hết những lần thất bại trong năm nay đến từ việc đánh giá con người. Một dự án dằng dai kéo dài hơn một năm vì chọn sai đối tác; và cái giá phải trả cho sai lầm này không nhỏ cả về tài chính lẫn uy tín. Một dự án khác theo đuổi tốn không biết bao nhiêu thời gian và công sức nhưng đối tác lại làm việc dàn trải, không tập trung, hay hứa hẹn hão huyền. Và nhiều dự tính lỡ làng khác nữa, tất cả cũng chỉ vì yếu tố con người.

Đọc tiếp “Nhìn giọt nước để biết đại dương”

Đừng đùa với Deadline

Deadline là một khái niệm quen thuộc với cuộc sống hiện đại mà dân công sở ai cũng biết, thậm chí chẳng buồn dịch mà dùng nó hết sức tự nhiên. Nếu bạn hứng thú với phiên bản tiếng Việt thì deadline có thể dịch là thời hạn cuối cùng hoặc hạn chót.

Hình như từ này có nguồn gốc xuất phát từ một đường kẻ mà các tù nhân trong cuộc nội chiến nước Mỹ không được vượt qua. Bước qua đó đồng nghĩa với cái chết, một lằn ranh sinh tử. Cái tên khốc liệt, ý nghĩa cũng không kém phần ác chiến.

Đọc tiếp “Đừng đùa với Deadline”

Muốn thành công, hãy đúng giờ!

Ở Huế có một vị võ sư Karate-Do gần 80 tuổi mới “về hưu” – trao lại quyền điều hành võ đường cho con trai. Đó chính là võ sư Nguyễn Văn Dũng, nguyên chưởng tràng hệ phái Suzucho Karate-Do (1995 – 2006), điều hành võ đường Nghĩa Dũng Không Thủ Đạo nổi danh tại Huế, người đã đào tạo hàng triệu võ sinh Karate-Do ở Việt Nam.

Thầy Dũng có một phương châm nổi tiếng và là kim chỉ nam trong việc xây dựng tính cách học trò, đó là luôn đúng giờ. Thầy chia sẻ:

Đọc tiếp “Muốn thành công, hãy đúng giờ!”

Tại sao đọc sách self-help không có tác dụng?

Nói tới sách self-help, nghĩa là những cuốn sách dạy về tư duy, truyền cảm hứng và không thiết thực, xôi thịt (theo nghĩa tốt) như sách chuyên môn hay sách dành cho Dummies. Kiến thức trong sách self-help trên thực tế rất đúng và hay.

Bạn có thể đọc lại những cuốn sách như Cha giàu cha nghèo, Đắc nhân tâm, Nghĩ giàu làm giàu… sau nhiều năm và càng đọc càng cảm thấy các điều nói trong sách đều rất đúng. Vậy tại sao sách self-help lại bị mang tiếng xấu?

Đọc tiếp “Tại sao đọc sách self-help không có tác dụng?”

Đức hạnh kham nhẫn

đức hạnh kham nhẫn

Tôi đã từng viết về sự khiêm tốn và kết luận rằng khiêm tốn là một thành quả của trí tuệ. Khi đã có tuệ giác về sự nhỏ bé của bản thân và có trải nghiệm với những người giỏi thật sự, bạn sẽ hình thành được tính khiêm tốn một cách thật tự nhiên. Ngẫm lại có được khiêm tốn không quá khó, cần nhất là đủ va chạm và kinh nghiệm sống.

Hạnh kham nhẫn thì không hoàn toàn giống như vậy. Kham nhẫn (khānti) nghĩa là sự nhẫn nại, nhẫn chịu, chịu đựng. Xét ở một khía cạnh, kham nhẫn cũng là một sản phẩm của trí tuệ. Nếu bạn đủ thông thái và hiểu trọn vẹn lợi ích của kham nhẫn, bạn sẽ có một khởi đầu tốt đẹp hơn trên con đường xây dựng đức hạnh này.

Đọc tiếp “Đức hạnh kham nhẫn”

Hãy inspire, đừng motivate

Trong các yêu cầu tuyển dụng, thường có một tiêu chí với các ứng viên là: có khả năng motivate các đồng nghiệp. Motivate và inspire là hai danh từ hay bị dùng lẫn lộn, trên thực tế dù cùng một mục đích là tác động để một người khác trở nên tốt hơn, hai danh từ này khác nhau về mặt bản chất.

Đọc tiếp “Hãy inspire, đừng motivate”

Trí nhớ của nước

Khám phá ra trí nhớ của nước

Benveniste là một nhà miễn dịch học người Pháp, người đã cố gắng tìm cách chứng minh tính hợp lý của các phương pháp homeopathy trên những tạp chí khoa học lớn.

Homeopathy là hệ thống y học dựa trên niềm tin là cơ thể có khả năng tự chữa lành. Những người thực hiện phương pháp homeopathy thường sử dụng lượng rất nhỏ các chất có trong thiên nhiên nguồn gốc khoáng hoặc thực vật để giúp thúc đẩy quá trình tự chữa lành.

Đọc tiếp “Trí nhớ của nước”

Người Nhật với Kaizen, Wabi Sabi và Ikigai

Người Nhật có một sự tự hào dân tộc và khả năng chinh phục văn hoá đáng kinh ngạc. Mặc dù là một ngôn ngữ không phổ biến như tiếng Anh, Tây Ban Nha hay Trung Quốc; rất nhiều thuật ngữ của người Nhật được sử dụng phổ biến và thậm chí còn được dùng để thay thế từ bản xứ, pha chút tự hào của chính người nói khi thể hiện kiến thức liên quan tới những thuật ngữ này.

Đọc tiếp “Người Nhật với Kaizen, Wabi Sabi và Ikigai”