Là một ngôi sao bóng rổ Đại Học, John Celestand luôn tự hào về việc mình là cầu thủ đầu tiên đến sân tập. Sau khi được LA Lakers tuyển mộ vào năm 1999, anh ta hăm hở dự định tiếp tục thói quen đó.
Dạo này đi đâu cũng gặp bài do AI viết, nhìn thì rất ngay ngắn gọn gàng và có nhiều thông tin “hữu ích”, nhưng mình ít khi đọc. Không phải mình kỳ thị AI, mà vì đọc nó cứ nhạt như nước ốc, chối quá nên không đọc hết được.
Khi nói tới sự nguy hiểm của AI, người ta hay nói về thất nghiệp trên diện rộng, sự gia tăng bất bình đẳng và khoảng cách giàu nghèo giữa giai cấp làm chủ AI và phần còn lại, hay viễn cảnh AI “làm cách mạng”, nổi dậy thống trị loài người.
Mình xôi thịt hơn, lại thấy có những thứ đang xảy ra hàng ngày, rất tinh tế và nguy hiểm.
Công ty mình có làm việc với 1 đối tác cũng gần 10 năm rồi. Rất chi là hợp tính, hợp tình với nhau. Một bên thì bán hàng và thiết kế, một bên thì lập trình (bên mình).
Dạo gần đây PM cũ của họ nghỉ, nên có 1 bạn B vào thử việc. Bạn B được giới thiệu là khá kỹ thuật và rành AI.
Thối não (brain rot) chính là từ khoá Oxford được bầu chọn của năm 2024. Thối não là sự suy giảm tinh thần và trí tuệ của một người do tiêu thụ quá mức các nội dung trực tuyến tầm thường và nhảm nhí.
Brain rot bắt đầu nổi lên cùng với thuật ngữ doom scrolling nghĩa là cuộn huỷ diệt, cuộn trong tuyệt vọng, ý chỉ việc không ngừng lướt các nội dung mạng xã hội tới khi tàn tạ tinh thần và thể xác.
Ở bài trước, tôi đã giới thiệu với các bạn về vị lãnh chúa mới của truyền thông – the algorithm. Hôm nay, tôi sẽ tiếp tục giới thiệu với các bạn một vấn nạn mới của thời đại thông tin, đó là vấn nạn tin giả.
Yuval Noah Harari (tác giả của Sapiens, Homo Deus, Nexus) đã giới thiệu một góc nhìn rất độc đáo. Ông cho rằng các câu chuyện (stories) và niềm tin tập thể (shared fictions) góp phần tạo dựng nên xã hội của loài người và giúp chúng ta thống trị trái đất.
Ông chỉ ra rằng hầu hết các khái niệm trong xã hội hiện đại thực ra không có thật. Chúng chỉ là một sáng tạo tưởng tượng (“fiction”) nhưng lại đóng vai trò gắn kết rất mạnh mẽ, cho phép hàng triệu con người phối hợp với nhau và đạt được những thành tựu to lớn.
Chúng ta có một căn bệnh trầm kha, đó là căn bệnh tưởng mình giỏi. Nghe được một ý tưởng nào đó hay hay mới lạ, chúng ta tự thấy hình như mình thông thái ra một chút, cao hơn mọi người một chút. Đọc được một ít sách trong một lĩnh vực cụ thể, chúng ta cảm thấy mình như trở thành chuyên gia nhiều năm kinh nghiệm.
Và chúng ta bắt đầu cho mình cái quyền được đứng trên mọi người. Giọng chúng ta bắt đầu trịnh thượng, kẻ cả, và chúng ta thích dạy đời thiên hạ. Đặc biệt là khi tuổi tác bắt đầu trở thành đồng minh, chúng ta lại càng khệnh khạng.
Dạo này chủ đề AI nóng quá. Chưa bao giờ xã hội cập nhật với công nghệ sát sao như thế. Hồi tôi mới tìm hiểu về GPT (cuối 2022, đầu 2023) thì VnExpress chỉ lác đác ra một vài bài viết về trí tuệ nhân tạo. Tới giờ sau 2 năm, AI đã thành chủ đề cực nóng để khai thác tin bài.
DeepSeek R1, mô hình AI có áp dụng quy trình tư duy Chain-of-Thought (CoT) vừa mới ra mắt đã làm chao đảo giới công nghệ. Tôi mới thử DeepSeek được 3 hôm thì báo mạng cũng đã tràn ngập tin về DeepSeek.