Nhìn nhận đúng về chăm sóc khách hàng

trung tâm chăm sóc khách hàng - customer service center

Hầu hết các doanh nghiệp lớn và nhỏ chưa nhìn nhận đúng vai trò của trung tâm (hay bộ phận) chăm sóc khách hàng. Họ tìm cách tối ưu hóa nó. Nghĩa là giảm thiểu chi phí, bằng cách thuê nhân công giá rẻ, thậm chí outsource (thuê ngoài) công đoạn này.

Vì họ nhận định nó là một cost center, một trung tâm chỉ tiêu tiền mà không sinh ra doanh thu / lợi nhuận.

Đọc tiếp “Nhìn nhận đúng về chăm sóc khách hàng”

Muốn nhanh, đừng mắc lỗi

Tôi rất thích câu nói của Lincoln về việc chuẩn bị cho một công việc: Nếu cho tôi 6 giờ để chặt cây, tôi sẽ dành 4 tiếng để mài rìu. Không biết ông có nói câu này thật hay không, nhưng ý nghĩa của nó thì quá tuyệt. Thành quả tốt chỉ có thể đến từ sự chuẩn bị chu đáo kỹ lưỡng.

Sau nhiều năm tham gia sản xuất phần mềm, tôi học được nhiều điều về năng suất và chất lượng. Một trong những điều tôi tâm đắc nhất có thể bổ sung thêm cho câu nói của Lincoln, đó là “muốn nhanh đừng mắc lỗi“.

Nghe thì có vẻ nghịch lý nhỉ. Thường muốn nhanh ta phải mạnh dạn làm nhiều và sẵn sàng mắc lỗi. Sau đó sẽ quay lại đi vào chi tiết, và chỉnh sửa sau. Có phải như vậy sẽ tốt hơn?

Đọc tiếp “Muốn nhanh, đừng mắc lỗi”

Bỏ họp đi

Họp là một việc hết sức mất thời gian. Càng lên các cấp quản lý cao chúng ta càng phải họp nhiều. Tôi nhớ trong năm ngoái có những ngày cá biệt tôi phải họp 7-8 cuộc mỗi ngày. Di chuyển 3-4 địa điểm, họp cả online lẫn offline, hết tiếng Việt rồi lại tiếng Anh. Với tần suất họp dày đặc như thế, thoả hiệp với chất lượng là điều đương nhiên. Công việc ngày càng trì trệ. Tôi trở thành nút cổ chai của công ty và cuộc sống trở nên thật kinh hoàng. Nghĩ tới họp là tôi xanh hết cả mặt. Mỗi lần điện thoại reo lại khiến tôi bất an. Đôi lúc âm thanh “Alo anh có nhu cầu mua bất động sản không ạ?” vang lên trong điện thoại lại khiến tôi thở phào nhẹ nhõm vì “may quá, không phải họp rồi”.

Với thể loại não trái sung huyết như tôi thì nhất định phải giải quyết vấn đề một cách khoa học nhất. Tôi quyết định mổ xẻ việc họp và rút ra một số bài học quý báu sau.

Đọc tiếp “Bỏ họp đi”

Quân sư, Nhà thương thuyết và Tướng biên ải

Thinker, Talker, Doer

Thường thì chúng ta có thể phân loại cách tiếp cận công việc thành 3 nhóm người: Thinker (người suy nghĩ), Talker (người nói) và Doer (người làm).

Thinker – Quân sư: đây là loại người luôn nghĩ trước khi làm. Thấu đáo, có tầm nhìn, quân sư không quản lý chi li mà muốn nhìn được bức tranh tổng quan, muốn hiểu được cách mà mọi thứ vận hành và thông qua đó đạt được lợi ích lớn nhất. Công việc phù hợp với Quân sư: nhà hoạch định chiến lược.

Đọc tiếp “Quân sư, Nhà thương thuyết và Tướng biên ải”

Nguyên lý 80/20 – Công việc

nguyên lý 80-20

Đôi khi chúng ta gặp  những người có hiệu suất làm việc gấp 2-3 thậm chí gấp 10 lần người khác. Lạ lùng thay, những người này thường không hề bận rộn. Khả năng quản lý quỹ thời gian ngoài công việc của họ còn tốt hơn những người “bận rộn” kia rất nhiều.

Liệu điều này có thể tập luyện được hay không? Hay đây là một thứ năng khiếu bẩm sinh? Một món quà của tạo hoá?

Đọc tiếp “Nguyên lý 80/20 – Công việc”