Ta thực sự sở hữu những gì?

Như đã nói trong nhiều bài viết trước, bất toại nguyện là bản chất của cuộc sống nếu như ta mong cầu hạnh phúc từ những thứ có điều kiện như tài sản, công danh, luyến ái, tiếng tăm…

Như vậy có một câu hỏi đặt ra là làm thế nào để giảm bớt khổ đau và sự bất toại nguyện trong cuộc sống. Một đáp án khá tốt là hãy nhìn nhận cho đúng nguồn gốc của những nỗi khổ này. Thường thì ta ưu phiền, sầu đau, khổ não vì những gì cho là mình, cho là của mình. Tư duy này sâu kín, rắn chắc và vô cùng khó phá bỏ.

Với người Việt Nam nói chung, sở hữu lớn nhất thường là một căn nhà. Về căn bản, chúng ta chỉ “mượn tạm” đất của nhà nước. Nếu khu vực ta sinh sống cần giải toả, căn nhà sẽ biến mất sau một tờ A4. Quyền sở hữu tưởng như chắc thực đó thật ra vô cùng mong manh.

Đọc tiếp “Ta thực sự sở hữu những gì?”

Bản chất bất toại nguyện của cuộc sống

Về cơ bản, cuộc sống này hình thành được nhờ những sự hiện hữu. Có hiện hữu thì sẽ có bám lấy, yêu thích, cho là mình, là của mình. Cái gì của mình, mình thích mà mất thì đau buồn, không toại nguyện, không như ý. Các vật mình yêu nhiều khi mất thì càng đau nhiều.

Đó là lý do nhà Phật gọi Dukkha (bất toại nguyện) là một trong 3 tính chất cơ bản của cuộc sống này. Dukkha mà dịch là khổ thì hơi khó hiểu hơn một chút. (Đời là bể khổ?). Nhưng nếu dịch là bất toại nguyện thì có lẽ sẽ rất liên quan với nhiều người, và dễ chấp nhận hơn.

Đọc tiếp “Bản chất bất toại nguyện của cuộc sống”