Thú tiêu khiển lúc rảnh rỗi

các thú tiêu khiển giết thời gian

Tôi đã viết khá nhiều về việc làm ít lại, dành thời gian cho bản thân, hay sự nguy hại của việc lãng phí thời gian vào những việc nhảm nhí. Sẽ thật không công bằng nếu như tôi không nói về việc chúng ta nên làm gì khi có những khoảng thời gian rảnh rỗi. Vậy hôm nay chúng ta hãy nói về các thú tiểu khiển này nhé.

Đọc tiếp “Thú tiêu khiển lúc rảnh rỗi”

Chánh niệm tỉnh giác – sự hiện hữu có ý thức

Hôm nay tôi sẽ chia sẻ một bài viết về Thiền, là một phép thực hành rèn luyện tâm tôi theo đuổi được một thời gian. Hy vọng chia sẻ của tôi sẽ giúp ích cho các bạn mới học Thiền hoặc đang muốn tìm hiểu về Thiền.

Với những ai học Phật, chánh niệm tỉnh giác là một thuật ngữ rất quen thuộc, được lặp đi lặp lại trong các bài kinh Phật Giáo. Ví dụ như trích đoạn tiêu biểu sau đây trong Trung Bộ Kinh (107):

Hãy đến Tỳ-kheo, hãy thành tựu chánh niệm tỉnh giác, khi đi tới khi đi lui đều tỉnh giác; khi nhìn thẳng, khi nhìn quanh đều tỉnh giác; khi co tay, khi duỗi tay đều tỉnh giác; khi mang y kép, bình bát, thượng y đều tỉnh giác; khi ăn, uống, nhai, nuốt, đều tỉnh giác; khi đi đại tiện, tiểu tiện đều tỉnh giác; khi đi, đứng, ngồi, nằm, thức, nói, yên lặng đều tỉnh giác.

MN 107, Kinh Ganaka Moggallana

Vậy chánh niệm tỉnh giác là gì?

Đọc tiếp “Chánh niệm tỉnh giác – sự hiện hữu có ý thức”

Sáng tạo

Lý Tiểu Long đã từng nói: với ông võ thuật là cách ông biểu lộ bản thân mình. Nó không phải là ngọn đá, cú đấm, mà là một phương tiện để ông thể hiện với thế giới bản thể của ông. Cũng như vậy, những thi sỹ, nhạc sỹ, nhà điêu khắc, người thợ xây – tất cả đều đang tham gia tạo tác, xây dựng thế giới và để lại những giá trị của riêng mình.

Bản chất của việc sáng tạo hoà nhịp với vận động không ngừng của vũ trụ. Khi bạn sáng tạo thực sự, bạn đồng điệu tiểu ngã với đại ngã. Khi hai ý thức này hoà nhịp vận động, các tác phẩm vĩ đại sẽ ra đời.

Nhà soạn nhạc vĩ đại Handel (1685 – 1759) từng nói:

Đọc tiếp “Sáng tạo”

Hạnh phúc chỉ là sản phẩm của hormones?

Hồi trước những năm 90 của thế kỷ trước, khi kinh tế Việt Nam còn khó khăn, mọi người trong xã hội đều chỉ quan tâm tới việc cơm áo gạo tiền. Gặp nhau câu chào hỏi thường thấy là: “Công việc của anh/chị dạo này như thế nào?”. Ăn trở thành một động từ xuất hiện mọi nơi: đi ăn cưới, ăn Tết, ăn chơi, làm ăn. Trẻ con luôn được dạy phải học giỏi để lớn lên đi làm kiếm tiền.

Thoát khỏi giai đoạn khổ cực, kinh tế thị trường thổi một làn gió mới vào sự phát triển của đất nước. Cùng lúc đó với sự cọ sát giao thoa với nền văn minh phương Tây, thế hệ trẻ bắt đầu tìm đến các giá trị cao hơn việc ănkiếm tiền. Ăn trở thành ẩm thực thưởng thức, và kiếm tiền trở thành những hoạt động kinh doanh sáng tạo, chứ không tầm thường, xôi thịt như trước.

Đọc tiếp “Hạnh phúc chỉ là sản phẩm của hormones?”