Dịch Cân Kinh Vẫy Tay, thủ thuật marketing thiên tài

Nếu sáng sớm rảnh rỗi có thời gian đi ra công viên tập thể dục, hoặc nhìn lên ban công các chung cư, bạn có thể thấy một hình ảnh rất quen thuộc. Đó là hình ảnh các cụ già liên tục vẫy tay nhịp nhàng. Đây là một bài tập được gọi là Dịch Cân Kinh Vẫy Tay, nghe đồn là một phần của Dịch Cân Kinh do Đạt Ma Tổ Sư truyền lại.

Bài tập này vốn là một bài tập rất đơn giản, bạn chỉ việc kiễng chân vẫy tay kết hợp hít thở đều. Tập chừng mươi mười lăm phút là mồ hôi sẽ vã ra, khí huyết lưu thông, cơ thể nhẹ nhàng sảng khoái. Một bài tập không thể nào giản dị hơn.

Đọc tiếp “Dịch Cân Kinh Vẫy Tay, thủ thuật marketing thiên tài”

World Cup 94 và hiệu ứng Dunning-Kruger

Các cầu thủ chuyền bóng thật rời rạc. Họ xử lý lóng ngóng, ban bật loạng choạng và chạy mới chậm làm sao.

“Trượt rồi, bóng đã vọt xà. Đúng là đồ ngốc. Con mà sút thì bóng sẽ nằm gọn trong lưới,” thằng bé cáu kỉnh nói với mẹ.

“Con nghĩ con giỏi hơn mấy cầu thủ đó à?” mẹ nó bật cười hỏi lại.

“Đương nhiên rồi, ở lớp con thường xuyên ghi bàn từ góc như thế,” thằng bé tự tin trả lời.

Đọc tiếp “World Cup 94 và hiệu ứng Dunning-Kruger”

Mấy cái chuyện đánh đấm

Người ta tập thể thao để trở nên khoẻ mạnh. Rồi họ thi đấu với nhau, để tìm ra ai là người nhanh hơn, mạnh hơn, khéo léo hơn, thông minh hơn. Võ thuật đối kháng cũng có những tố chất đấy, chỉ có điều cả người thua, lẫn kẻ thắng đều bước ra khỏi cuộc đấu với nhiều đau đớn và thương tổn hơn các bộ môn khác.

Mục đích của võ thuật nguyên thuỷ là để triệt tiêu đối thủ và bảo vệ sinh mạng bản thân. Võ thuật hiện đại sau nhiều cải tiến đã trở thành một môn thể thao thực thụ nhờ luật lệ. Luật lệ bảo vệ võ sỹ. Luật lệ bảo vệ trái tim yếu ớt của khán giả. Ai cũng thích xem hai gã trai trẻ khát máu hăng say tẩn nhau, nhưng chẳng mấy người có một cái dạ dày đủ khoẻ để nhìn một võ sỹ móc mắt đối thủ.

Đọc tiếp “Mấy cái chuyện đánh đấm”

Tại sao chúng ta nên đọc sách?

các lợi ích của việc đọc sách

Vài năm trước, trong khi chờ bạn ở một quán cafe trên quận 1, tôi tranh thủ nhẩn nha vài trang sách. Đó là một cuốn sách khá hay của Eckhart Tolle: “Thức tỉnh mục đích sống”.

Thỉnh thoảng tôi đi ra chỗ hẹn sớm chừng nửa tiếng như vậy để có chút thời gian đọc sách ngoài quán. Thường tôi thích đọc sách ngoài trời, hoặc đọc ở nhà trong cho riêng tư. Nhưng đôi khi đổi gió cũng khiến việc đọc thích thú hơn.

“Tới giờ mà chưa biết mục đích sống là gì à?”, anh bạn tôi không biết đã tới từ khi nào, cất giọng hỏi, cắt ngang mạch đọc của tôi.

“Thế anh có biết mục đích sống của mình không?”, tôi ngẩng đầu lên, cười hỏi.

Đọc tiếp “Tại sao chúng ta nên đọc sách?”

Muốn nhanh cứ phải từ từ

Hôm qua tôi đưa con ra công viên gần nhà chơi. Thường chiều nào tôi cũng đưa cháu ra vận động khoảng bốn mươi lăm phút trước bữa tối để ăn cơm cho ngon miệng. Con trai tính hiếu động, lại thêm dịch Covid bị nhốt ở nhà lâu nên dạo này khi được ra sân chơi cháu rất vui. Hai chân cháu cứ quíu lại, miệng thì hò hét liên hồi.

Nhìn sang bên cạnh, một bé trai con của một anh chàng da trắng khác cũng cuống quít y như thế. Hai bạn chạy năm sáu vòng quanh một ngọn núi giả rồi đâm sầm vào nhau. May mà không đau lắm.

Đọc tiếp “Muốn nhanh cứ phải từ từ”

Thật và ảo

Có lẽ một trong những điều may mắn nhất trong đại dịch COVID này là việc chúng ta đang sống ở một kỷ nguyên tiến bộ bậc nhất của loài người. Ngoài những tiến bộ sinh học và y tế thể hiện rõ trong việc nghiên cứu và sản xuất vaccine thần tốc, sự đóng góp lớn lao của công nghệ thông tin là không thể phủ nhận được, đăc biệt là trong việc duy trì chất lượng cuộc sống của chúng ta trong đại dịch.

Đọc tiếp “Thật và ảo”

Chấp nhận sự khác biệt

Một trong những đặc điểm đánh dấu sự trưởng thành là khả năng chấp nhận sự khác biệt. Thường khi còn trẻ, chúng ta nỗ lực bảo vệ một ý tưởng của mình một cách nhiệt huyết. Kèm theo đó là sự bài xích với những ý tưởng khác. Sự bài xích đôi lúc còn mãnh liệt hơn cả sự bảo vệ. Một sự thiếu tập trung không cần thiết và đem lại nhiều hệ quả không hay.

Đọc tiếp “Chấp nhận sự khác biệt”

Học cách hoài nghi

Độ rày vaccine Covid chiếm hết mặt báo, và là chủ đề tranh luận lớn ở các mạng xã hội. Cụ thể là vaccine của hàng xóm được một anh doanh nghiệp nhập về tặng một thành phố. Vụ này tôi xin phép miễn ý kiến, vì tôi không biết mô-tê gì về ngành y cả. Nhưng tôi muốn góp ý về một phần tôi khá là am hiểu, đó là các con số (data).

Có nhiều phong cách tranh luận. Một số thích suy luận logic. Một số thích suy luận cảm tính nhưng nghe có vẻ logic. Một số thích cãi cùn, cãi bướng, hoặc chửi bậy. Nhóm đầu tiên nghe có vẻ thuyết phục và được lòng nhất.

Nhưng đây cũng là chỗ lắm thứ dở hơi nhất, và nguy hiểm nhất. Vâng đó là dữ liệu những con số họ cung cấp. Trông thì rất thuyết phục, nhưng lại có thể rất đáng sợ.

Đọc tiếp “Học cách hoài nghi”

[Tản mạn] Rút kinh nghiệm

Người thông minh, rút kinh nghiệm từ bản thân, không mắc lại một lỗi nhiều lần.

Người trí tuệ, rút kinh nghiệm từ bài học của người khác, làm lần đầu có thể còn không mắc lỗi lớn vì biết quan sát, để ý.

Kẻ ngu, không biết rút kinh nghiệm từ bản thân mình, mắc đi mắc lại một lỗi. Đừng nói đến chuyện học từ bài học của người khác. Không nên mất thời gian với những kẻ như vậy, vì cũng không được kết quả gì.

[Tản mạn] Thuốc thử lockdown

Thường đầu năm mọi người hay có cái danh sách những việc muốn làm. Tiếng Anh gọi là New Year’s Resolution.

Thường mọi người cũng hay than là giá mà ngày có 48 tiếng.

Bây giờ nhiều nơi đang áp dụng chỉ thị 16, hay còn gọi là lockdown. Giai đoạn này cũng nhiều hạn chế, nhưng được cái thừa thời gian. Hãy kiểm tra lại xem New Year’s Resolution của bạn có gạch được cái gì chưa? Và những việc bạn hay than là giá mà được làm khi có nhiều thời gian hơn thì có được làm không?

Nếu chưa được nhiều thì nên tự đánh giá lại bản thân, và học cách: trở nên thực tế hơn.
Các tiến bộ nhỏ, đều đặn, ổn định sẽ giúp bạn đi xa, hơn là các danh sách thiếu thực tiễn.